Lắp điều hòa và những điều cần biết

Điều hòa là vật dụng quen thuộc và gần gũi đối với cuộc sống xã hội hiện đại. Thế nhưng, có những điều vô cùng đơn giản, giúp ích cho quá trình sử dụng điều hòa hiệu quả hơn thì không phải ai cũng biết. Lắp đặt điều hòa đúng kỹ thuật là cách thức đơn giản nhất để người dùng có được sự an toàn cũng như hiệu quả tối ưu khi sử dụng. Bài viết này, hãy cùng chúng tôi khám phá cách lắp điều hòa và những điều cần biết nhé.

Những điều cần biết khi lắp đặt điều hòa

Tìm hiểu và lựa chọn vị trí lắp đặt điều hòa

Vị trí lắp đặt điều hòa chính là điều quan trọng để đảm bảo quá trình lắp đặt được đúng kỹ thuật, có được hiệu quả cao khi sử dụng, hạn chế được tình trạng rò nước, hở điện, quạt gió không hoạt động,… khiến hiệu suất bị ảnh hưởng, thiếu an toàn. Vị trí lắp đặt cũng ít nhiều ảnh hưởng đến công suất hoạt động của máy.

Như chúng ta đã biết, điều hòa được cấu tạo bởi dàn nóng, dàn lạnh. Do có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau nên vị trí lắp đặt của mỗi bộ phận sẽ đòi hỏi có sự khác biệt.

Một vài vị trí lắp đặt điều hòa cần tránh:

+ Lắp điều hòa ở góc tường: nhiều người vẫn cho rằng lắp điều hòa ở góc tường sẽ giúp điều hòa được giảm nhiệt nhanh chóng, không khí thoáng mát ổn định trong căn phòng. Nhưng thực tế thì, lắp điều hòa ở góc tường sẽ dẫn đến tình trạng điều hòa vận hành quá tải, tiêu tốn một lượng điện năng lớn hơn so với bình thường.

+ Lắp đặt điều hòa ở vị trí mặt tường có nắng chiếu thường xuyên, đặc biệt là cục nóng điều hòa. Cục nóng điều hòa được đặt ở vị trí hướng nắng sẽ khiến tuổi thọ của điều hòa bị giảm sút, điện năng tiêu thụ tăng cao. Hiểu đơn giản, trước khi điều hòa có thể hoạt động để làm mát không khí phải trải qua bước tản nhiệt ở vị trí chiếc tiềng nóng lắp đặt.

+ Thiết kế cục nóng, cục lạnh điều hòa ở gần nhau: không ít người dùng, xuất phát từ việc tiết kiệm dây nối đã lắp đặt cục nóng, cục lạnh gần nhau. Hãy nhớ rằng, đây là 2 bộ phận của điều hòa, có 2 chế độ hoạt động trái ngược nhau. Cục lạnh chứa hệ thống tuần hoàn nối với cục nóng để làm bay hơi, chứa gas lạnh giúp hơi lạnh thổi ra, làm dịu không khí trong phòng. Còn cục nóng là nơi tiếp nhận hơi nóng trong phòng, thực hiện hút không khí nóng và đẩy ra môi trường ngoài. Đặt hai cục nóng, lạnh, gần nhau, ít nhiều sẽ khiến cho điều hòa hoạt động giảm công suất, thiếu hiệu quả.

+ Lắp điều hòa sử dụng chung cho nhiều phòng: đừng bao giờ cho rằng, vì diện tích phòng nhỏ nên lắp đặt một chiếc điều hòa để dùng chung sẽ tiết kiệm được chi phí mua thiết bị, công lắp đặt và tiền điện. Thực tế thì một chiếc điều hòa dùng cho 2 phòng sẽ khiến quá trình làm mát bị chậm trễ, lượng điện năng tiêu thụ gia tăng. Dàn lạnh của điều hòa thường được thiết kế quạt thổi, đẩy luồng không khí mát từ dàn lạnh vào không khí. Nếu lắp điều hòa để chia đôi cho 2 phòng, chắc chắn phần quạt gió sẽ bị cản trở bởi bức tường giữa hai phòng, hơi lạnh chắc chắn sẽ bị lãng phí.

Vậy nên lắp điều hòa ở đâu? Người dùng nên nghiên cứu, lắp điều hòa ở vị trí mát mẻ, trung tâm, khu vực thoáng đãng, điều này sẽ giúp cho nhiệt độ phòng giảm nhanh, dễ dàng làm mát ở những khu vực xung quanh, đặc biệt là góc nhà, bờ tưởng.

Lắp đặt điều hòa cần chuẩn bị những vật tư, dụng cụ nào?

Cũng giống như lắp đặt bất cứ một thiết bị điện máy nào, lắp đặt điều hòa cũng cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ về dụng cụ và vật tư, cụ thể:

+ Ống đồng

+ CB điện

+ Dây điện

+ Ống ruột gà dẫn nước từ dàn lạnh ra bên ngoài

+ Miếng quấn cách nhiệt

Tìm hiểu về vị trí lắp đặt đường ống thoát nước

Đối với hoạt động lắp đặt điều hòa, xác định được đường đi của ống thoát nước sẽ loại bỏ được tình trạng rỉ nước, hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu tường và hiện tượng mốc, mất vệ sinh. Chúng ta đều biết rằng khi điều hòa hoạt động sẽ xảy ra tình trạng ngưng tụ và hóa lỏng, sản sinh ra hơi nước. Nước từ điều hòa sẽ thoát ra bên ngoài qua hệ thống mái, sàn… nhưng nếu được thiết kế, chuẩn bị từ trước, nước sẽ thoát theo hệ thống đường ống được định vị sẵn.

Tìm hiểu về việc lắp đặt dàn lạnh của điều hòa

Dàn lạnh là bộ phận được lắp đặt phía trong phòng, có chức năng điều hòa không khí. Tuyệt đối tránh lắp dàn lạnh ở những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc khu vực có sự chênh lệch nhiệt độ lớn. Lắp đặt dàn lạnh, người dùng còn cần phải chú ý sao cho đảm bảo luồng gió thổi dọc phòng, hạn chế tình trạng thổi ngang hoặc thổi tập trung vào góc, khiến không khí lạnh không thể lưu thông và phân bổ đều trong không gian.

Dàn lạnh được lắp đặt bắt đầu từ hệ thống giá đỡ. Mỗi chiếc điều hòa khác nhau sẽ có thiết kế giá đỡ khác nhau, khi lắp đặt cần phải dùng thước căn vị trí giá đỡ cho cân bằng, sau đó dùng ốc vít cố định lại và khoan lỗ để nối và đưa ống đồng ra ngoài.

Đấu nối dây điện phái bên trong của dàn lạnh

Lắp hệ thống dây đồng, đồng thời quấn cách nhiệt để hạn chế tình trạng thoát hơi, đảm bảo cho cả 3 ống dàn lạnh.

Lắp dàn lạnh lên giá đỡ và thực hiện kiểm tra, căn chỉnh sao cho dàn lạnh được cân bằng.

Dàn lạnh nên được lắp đặt ở vị trí có độ cao vừa phải, giúp cho việc vệ sinh, bảo dưỡng máy được dễ dàng, thuận tiện.

Thiết kế, đấu nối ống đồng từ dàn lạnh tới dàn nóng

Khi lắp đặt ống đồng cho điều hòa, độ dài ống đồng kết nối giữa hai dàn nóng và lạnh phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu lắp đặt được quy định bởi hãng.

Nếu việc lắp đặt ống đồng quá ngắn, dễ xảy ra tình trạng rò rỉ gas, nứt ống, thậm chí là tắc nghẽn và hư hỏng ống nghiêm trọng.

Còn nếu như việc lắp đặt ống đồng quá dài, công suất hoạt động sẽ không đảm bảo, điều hòa làm nóng, làm lạnh sẽ không hiệu quả.

Thông thường, độ dài của ống đồng sẽ ở ngưỡng tối thiểu là 3m, tối đa 15 – 20m. Còn ở mức độ trung bình sẽ dao động từ 3 – 7m.

Ống đồng điều hòa với mỗi thiết kế điều hòa có công suất khác nhau sẽ là khác nhau. Ống đồng điều hòa phổ biến là 2 loại, gồm ống vào là ống nối từ dàn nóng vào dàn lạnh và ống ra là ống nối từ dàn lạnh ra dàn nóng. Theo tiêu chuẩn, kích thước đường ống vào sẽ bé hơn kích thước đường ống ra.

+ Điều hòa công suất 9000BTU: ống vào có đường kính 6mm, ống ra có đường kính 10mm

+ Điều hòa công suất 12000BTU: ống vào có đường kính 6mm, ống ra có đường kính 10mm hoặc 12mm

+ Điều hòa công suất 18000BTU: ống vào có đường kính 8mm, ống ra có đường kính 12mm

+ Điều hòa công suất 24000BTU: ống vào có đường kính 8mm, ống ra có đường kinh 10mm hoặc 12mm

+ Điều hòa gas R22, có độ dày ống tiêu chuẩn cho phép từ 0.51-0.61mm

+ Điều hòa gas R410A có độ dày tiêu chuẩn tối thiểu là 0.61mm

Sau khi đã đi đường ống, cần phải kết nối dây đồng đi phía ngoài, đảm bảo loe ống đúng kỹ thuật và có sự khớp nối với phần đầu, hạn chế tình trạng thoát hơi lạnh ra bên ngoài.

Tìm hiểu về việc lắp đặt dàn nóng của điều hòa

Dàn nóng sẽ được lắp đặt ở phía bên ngoài phòng, đảm bảo được lắp ở những vị trí thoáng, cao, có mái che để loại bỏ tình trạng rỉ sét. Quá trình lắp đặt, cũng cần chú ý không lắp dàn nóng ở ngay tường, bởi sẽ có thể gây ra tiếng ồn lớn. Ngoài ra, cũng cần phải chú ý, giá đỡ dàn nóng phải đảm bảo sự chắc chắn, khả năng chịu lực tốt.

Khi đã xác định được vị trí lắp dàn nóng, cần tiến hành:

+ Căn chỉnh vị trí lắp đặt dàn nóng sao cho cân bằng

+ Thực hiện bắt vít và cố định lên tường

+ Cố định dàn nóng

+ Nối dây đồng, dây diện và tiến hành quấn cách nhiệt van gas tương tự như khi lắp đặt dàn lạnh vậy.

Khi lắp đặt dàn nóng, nên sử dụng chân đế cao su để hạn chế máy rung khi hoạt động.

Dàn lạnh nên được lắp cao hơn so với dàn nóng để dầu có thể được hồi về lốc máy dễ dàng hơn, giúp việc sửa chữa, bảo trì được thuận tiện, tuổi thọ máy cũng sẽ được đảm bảo hơn.

Trường hợp, do vị trí lắp đặt, thiết kế của gia đình khiến dàn nóng cao hơn so với dàn lạnh từ 3, thì khi lắp đặt có thể sử dụng bẫy dầu, hỗ trợ cấp đủ dầu cho dàn nóng, thay vì không thể hút dầu về.

Tiến hành hút chân không khi nạp khí gas cho thiết bị điều hòa

Hút chân không là việc hút sạch không khí phía trong đường ống xả gas sao cho điều hòa có thể hoạt động một cách hiệu quả, không nghẹt khí khi sử dụng.

Nếu không hút chân không, khi lắp đặt sẽ có thể xảy ra những tình trạng như:

+ Điều hòa lẫn không khí, giúp độ lạnh máy bị giảm, điện năng tiêu thụ lớn, máy chạy lâu đễ bị nóng, giảm tuổi thọ điều hòa

+ Điều hòa dễ bị nghẽn cáp, hỏng máy, gây kết tủa.

+ Điều hòa dễ bị rung lắc khi vận hành.

Và nếu như quá trình lắp đặt, thợ lắp điều hòa không hút chân không thì sẽ bị tính là làm sai quy trình, sai hướng dẫn của Nhà sản xuất, và nếu không may điều hòa hỏng sẽ không được Nhà sản xuất bảo hành. Để hút chân không đúng cách, nên làm tuần tự các bước sau:

+ Dùng đồng hồ đo áp suất để kết nối máy hút

+ Nối đầu còn lại với đường nối dàn nóng

+ Khởi động máy hút chân không để hút hết không khí trong đường ống.

Vận hành thử máy

Sau khi việc lắp đặt máy hoàn tất, cần phải chạy thử máy xem đã ổn định hay chưa, check quạt gió, tăng giảm nhiệt độ để kiểm tra khả năng làm mát của điều hòa.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn có đươc những hiểu biết hữu ích về điều hòa và quá trình lắp đặt điều hòa. Chúc ban may mắn.

Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo